메뉴 바로가기 본문 바로가기
HOME ESG > Xã hội > Quản lý nhân quyền

Quản lý nhân quyền

Dựa trên tư tưởng kinh doanh tôn trọng con người, LG Display tuyên bố sẽ mở rộng quản lý nhân quyền, tôn trọng giá trị và phẩm giá của tất cả các đơn vị, cá nhân liên quan bao gồm khách hàng, đối tác và cộng đồng xã hội.
Với tư cách là công dân doanh nghiệp toàn cầu, LG Display ủng hộ và tuân thủ mọi luật pháp về quan hệ lao động ở các quốc gia, cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế liên quan như Tuyên bố nhân quyền thế giới của UN, Hiệp ước toàn cầu Liên hợp quốc, Hướng dẫn thực hiện nhân quyền và doanh nghiệp của UN, Hướng dẫn doanh nghiệp đa quốc gia của OECD, Tuyên bố ILO... về nhân quyền, lao động, môi trường, chống tham nhũng…
Ngoài ra, để ngăn chặn tất cả các hành vi vi phạm nhân quyền có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng tôi đã xây dựng các chính sách quản lý nhân quyền với 10 mục lục như Cấm phân biệt đối xử, Cấm lao động cưỡng chế, Cấm lao động trẻ em, Đảm bảo quyền lao động cơ bản, Cấm quấy rối tình dục và bắt nạt nơi công sở, Lương và phúc lợi xã hội, Tuân thủ giờ làm, Bảo vệ thông tin cá nhân, An toàn và y tế, Quản lý nhân quyền công ty đối tác…Để thực hiện những điều trên, chúng tôi cũng đã xây dựng quy trình phòng chống và trợ giúp khi xảy ra vi phạm nhân quyền.
Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để không xảy ra bất kỳ vi phạm nhân quyền nào trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
LG Display chúng tôi sẽ cố gắng để chính sách quản lý nhân quyền được tất cả thành viên liên quan bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, khách hàng và các đối tác tuân thủ nghiêm ngặt. Chúng tôi sẽ đi đầu trong việc tăng cường và mở rộng hơn nữa quản lý nhân quyền.

Quản trị quản
lý nhân quyền

Xây dựng hệ thống thúc đẩy quản lý nhân quyền với sự tham gia của ban lãnh đạo tối cao, thực hiện quy củ các hoạt động quản lý nhân quyền.
    • Hội đồng quản trị
      (Ủy ban ESG)
    • Bộ phận ra quyết định tối cao trong quản lý nhân quyền
    • CEO
    • Quyết định và phản hồi chính sách quản lý nhân quyền
    • Tiểu ban quản lý
      nhân quyền
    • Thảo luận về rủi ro quản lý nhân quyền và cách cải thiện
    • Phòng nghiệp vụ
      quản lý nhân quyền
    • Đánh giá tác động nhân quyền, tiến hành các hoạt động cải thiện

Chính sách
quản lý nhân quyền

  • Cấm phân biệt đối xử
    Cấm phân biệt đối xử ở toàn bộ mối quan hệ lao động, tôn trọng và đề cao tính da dạng và sự bao dung.
  • Cấm quấy rối tình dục và bắt nạt nơi công sở
    Cấm các hành vi quấy rối tình dục và bắt nạt, tạo những chế độ bảo vệ người bị hại, làm hết sức để phòng tránh.
  • Tiền lương và phúc lợi xã hội
    Tuân thủ quy định pháp luật về tiền lương và vấn đề xã hội, thực hiện các chế độ thưởng công bằng, hợp lý.
  • Tuân thủ giờ lao động
    Tuân thủ quy định về giờ làm, giờ nghỉ, ngày nghỉ theo quy định pháp luật.
  • Cấm lao động cưỡng chế
    Cấm mọi hình thức lao động cưỡng chế, kí hợp đồng lao động công bằng và minh bạch.
  • Cấm lao động trẻ em
    Tuân thủ độ tuổi lao động, trong trường hợp sử dụng lao động trẻ em, phải tuân thủ quy định và luật pháp liên quan.
  • Đảm bảo quyền lao động cơ bản
    Đảm bảo quyền lợi cơ bản của người lao động là tự do thành lập tổ chức, thương lượng tập thể.
  • Bảo mật thông tin cá nhân
    Xây dựng tiêu chuẩn quản lý thông tin cá nhân, tuân thủ theo đúng luật liên quan về thông tin cá nhân.
  • An toàn và y tế
    Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và y tế để phòng chống những thiệt hại, tuân thủ pháp luật liên quan.
  • Quản lý nhân quyền công ty đối tác
    Xây dựng hệ thống quản lý nhân quyền cho công ty đối tác và hỗ trợ hết sức hoạt động phòng chống vi phạm nhân quyền.

Đánh giá tác
động nhân quyền

Để phòng chống được rủi ro nhân quyền, chúng tôi tiến hành xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá tác động nhân quyền. Để làm được điều này, cần phân loại, đánh giá tác động tiêu cực có thể xảy ra với toàn bộ nhân viên, phụ nữ, trẻ em, người lao động bên thứ 3, cộng đồng khu vực.
  1. Điều tra rủi ro nhân quyền
    • Điều tra danh sách hoạt động đánh giá tác động nhân quyền
    • Kiểm tra những tác động nhân quyền tiêu cực
  2. Đánh giá tác động
    nhân quyền
    • Phân tích rủi ro nhân quyền thực tế/tiềm ẩn
    • Lập đề án cải tiến ngắn hạn/trung hạn/dài hạn
  3. Giám sát tính hiệu quả
    • Kiểm tra hiệu quả của hoạt động cải thiện
    • Báo cáo lên Tiểu ban quản lý nhân quyền

Trợ giúp khi vi
phạm nhân quyền

Xây dựng và thi hành công bằng quy trình trợ giúp đề phòng trường hợp xảy ra phi phạm nhân quyền.
  1. Tiếp nhận tố giác
    • Vận hành nhiều kênh tố giác
      (On/Off Line)
  2. Điều tra xác thực
    • Xác nhận nội dung tố giác
    • Kiểm chứng và điều tra
  3. Hội đồng cứu trợ xem xét xử lý
    • Thẩm định và áp dụng đúng quy định trợ giúp của công ty và luật liên quan
  4. Giám sát
    • Giám sát tính hiệu quả trong thủ tục trợ giúp
    • Báo cáo lên Tiểu ban quản lý nhân quyền
TOP